Bài viết của: Yansy Clinic
Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến
Xuất bản: 28 Tháng mười một, 2024 | Cập nhật lần cuối: 28 Tháng mười một, 2024
“Tiêm filler có ảnh hưởng gì không” luôn là thắc mắc của nhiều người vì biết đâu những ảnh hưởng đó quá đáng sợ. Trước tiên, về mặt lợi ích thì tiêm filler giúp làm đầy các nếp nhăn, vùng lõm và cải thiện độ săn chắc tự nhiên của làn da. Vậy ngoài mặt lợi thì những ảnh hưởng của filler là gì, hãy cùng Yansy Clinic tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêm filler là gì?
Tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ không còn quá xa lạ với nhiều chị em phụ nữ mong muốn có một làn da trẻ trung hay các đường nét mềm mại, hài hòa hơn. Filler (chất làm đầy) được tiêm vào các vùng da cần cải thiện để làm mờ nếp nhăn, xóa vết chân chim khóe mắt, nâng má, cằm, trán và sống mũi mà không cần phẫu thuật dao kéo.
Các loại filler phổ biến hiện nay
Hiện nay, có bốn loại filler hiện đại, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ duyệt được sử dụng trong thẩm mỹ. Tên các loại filler được FDA cấp phép sử dụng trên cơ thể người bao gồm: HA, CaHA, PLLA, PMMA. Ngoài ra, còn một loại filler nữa cũng được cấp phép nhưng không được ưa chuộng do dễ gây dị ứng, đó là Filler Collagen.
Axit Hyaluronic (HA) – FDA cấp phép năm 2003
Axit hyaluronic là một trong những chất làm đầy tự nhiên được ưa chuộng nhất hiện nay. HA là một loại gel tự nhiên có trong cơ thể, giúp giữ nước và duy trì độ ẩm cho da. Khi được tiêm vào da, axit hyaluronic giúp làm đầy những vùng da bị lõm, kích thích sản sinh collagen và elastin, mang lại làn da căng mịn và săn chắc. Tuy nhiên, do cơ thể người sẽ tự động tái hấp thu axit hyaluronic nên kết quả chỉ kéo dài từ 6 đến 12 tháng.
Canxi Hydroxylapatite (CaHA) – FDA cấp phép năm 2006
Canxi hydroxylapatite là một dạng filler đặc hơn axit hyaluronic. CaHA được sử dụng để điều trị các nếp nhăn sâu hoặc làm đầy các vùng da cần ổn định lâu daif như gò má, trán và cằm. Filler CaHA không chỉ làm đầy đặn mà còn kích thích sản sinh collagen, mang lại hiệu quả lâu dài sau khi tiêm.
Axit Poly-L-Lactic (PLLA) – FDA cấp phép năm 2004
Axit poly-L-lactic là một filler sinh học giúp kích thích sản sinh collagen thay vì làm đầy trực tiếp các nếp nhăn. PLLA phù hợp với những khách hàng muốn cải thiện độ săn chắc và độ đàn hồi của da mà không cần can thiệp quá sâu vào cấu trúc da. Kết quả của axit poly-L-lactic thường duy trì được ít nhất 2 năm, giúp da luôn khỏe mạnh và trẻ trung tự nhiên.
Polymethylmethacrylat (PMMA) – FDA cấp phép năm 2006
PMMA là chất làm đầy mang lại kết quả lâu dài lên đến 5 năm. Tuy nhiên, chất này có thể gây một số vấn đề như kích ứng da hoặc tạo u cục dưới da nếu không được tiêm đúng cách. Vì vậy, PMMA không phải là lựa chọn ưu tiên trong làm đẹp.
Ngoài ra, một điểm trừ của loại filler này đó là không thể tự phân hủy hoàn toàn như Filler HA. Do đó, nếu xảy ra lỗi hoặc dị ứng thì việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể sẽ phức tạp hơn.
Ứng dụng của phương pháp tiêm filler là gì?
Filler có rất nhiều ứng dụng trong thẩm mỹ, các ứng dụng của chúng bao gồm:
- Làm phẳng sẹo lõm: Filler có tác dụng làm đầy các vết sẹo lõm trên cơ thể, giúp làn da trở nên mịn màng hơn.
- Làm đầy các vùng bị hóp: Các vùng như thái dương, gò má của các chị em rất dễ bị hóp vào, làm khuôn mặt không mấy hài hòa, đầy đặn. Trán lõm cũng có thể được cải thiện rõ rệt bằng cách tiêm filler.
- Giảm nếp nhăn và rãnh nhăn: Filler giúp làm mờ các nếp nhăn sâu như vết chân chim, rãnh cười, đem lại làn da tươi trẻ.
- Nâng cung chân mày: Tiêm filler còn có tác dụng nâng cao cung chân mày, mang lại vẻ ngoài trẻ trung và tươi sáng hơn.
- Chống lão hóa: Filler giúp duy trì độ đàn hồi của da, kích thích sản sinh collagen và elastin, giúp da luôn săn chắc và mịn màng.
- Làm hài hòa khuôn mặt về mặt phong thủy, tướng số.
Tiêm filler có ảnh hưởng gì không?
Trước hết, cần phải khẳng định rằng tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ an toàn và được Bộ Y tế cấp phép dùng trong các cơ sở thẩm mỹ. Như vậy, tiêm filler chỉ an toàn nếu bạn lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín như bệnh viện, phòng khám da liễu hay các spa thẩm mỹ đã chuẩn hóa kỹ thuật tiêm filler.
Ngược lại, nếu bạn lựa chọn cơ sở thẩm mỹ không uy tín hoặc người thực hiện thiếu kinh nghiệm, kiến thức thì tiêm filler có thể gặp phải một số vấn đề. Một số rủi ro khi tiêm filler bao gồm:
- Lệch mặt: Do kỹ thuật tiêm không chính xác, filler có thể bị phân bố không đều, dẫn đến hiện tượng lệch mặt hoặc nổi các khối u cục dưới da.
- Sưng tấy và bầm tím: Những phản ứng này thường tạm thời và sẽ biến mất sau vài ngày, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể kéo dài hoặc gây sẹo.
- Chảy xệ da: Tiêm quá nhiều filler vào một vùng có thể dẫn đến tình trạng da bị kéo căng quá mức, gây chảy xệ.
Tác dụng phụ của tiêm filler thường gặp
Mặc dù tiêm filler được xem là một thủ thuật an toàn khi thực hiện đúng quy trình tại các cơ sở uy tín, nhưng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ. Theo Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ, những tác dụng phụ sau đây có thể xuất hiện xung quanh vị trí tiêm và sẽ biến mất trong vòng 7 – 14 ngày:
- Đỏ: Vùng da quanh vị trí tiêm có thể bị đỏ nhẹ. Đây là phản ứng bình thường khi da tiếp xúc với kim tiêm và sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.
- Sưng tấy: Sưng tại khu vực tiêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Hầu hết các trường hợp sưng sẽ giảm đi sau 2-3 ngày và không gây ảnh hưởng lâu dài.
- Đau đớn: Cảm giác đau nhẹ có thể xảy ra ngay sau khi tiêm filler. Đau thường không kéo dài và có thể được giảm bớt bằng thuốc giảm đau nhẹ.
- Bầm tím: Đôi khi, do quá trình tiêm kim, các mạch máu nhỏ có thể bị vỡ, dẫn đến tình trạng bầm tím trong vài ngày.
- Có cảm giác ngứa: Sau khi tiêm filler, da có thể cảm thấy ngứa nhẹ. Đây là phản ứng tự nhiên của da khi có chất lạ xâm nhập và sẽ nhanh chóng biến mất.
- Phát ban: Một số người có thể bị phát ban tại khu vực tiêm filler, đặc biệt nếu da nhạy cảm.
Tác dụng phụ hiếm gặp khi tiêm filler
Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng trong một số trường hợp, tiêm filler có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, liên quan đến kỹ thuật tiêm hoặc cơ địa của khách hàng. Những vấn đề không mong muốn này bao gồm:
- Nhiễm trùng: Tiêm filler có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không đảm bảo vệ sinh đúng cách trong suốt quá trình thực hiện. Dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm đỏ, sưng, đau và chảy mủ tại vị trí tiêm.
- Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm: Trong một số trường hợp, filler có thể bị rò rỉ ra ngoài vị trí tiêm và di chuyển đến những vùng khác, gây mất hình dáng tự nhiên của khuôn mặt.
- Xuất hiện các nốt sần xung quanh vị trí tiêm: Đây là hiện tượng khi filler bị vón cục dưới da, tạo thành các nốt sần.
- U hạt: Một loại phản ứng miễn dịch xuất hiện dưới da sau khi tiêm filler đó là hình thành các khối u hạt. Nếu u hạt nặng, bạn có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ các khối u.
- Phản ứng viêm với các chất làm đầy: Đây là phản ứng của cơ thể với filler, dẫn đến tình trạng viêm kéo dài tại vị trí tiêm.
- Dịch chuyển của các chất độn: Filler có thể di chuyển sang các khu vực khác dưới da nếu không được tiêm đúng cách, gây ra các biến dạng khuôn mặt.
- Chấn thương mạch máu: Trong một số trường hợp, quá trình tiêm filler có thể làm tổn thương các mạch máu dưới da, gây chảy máu hoặc thậm chí là bầm tím nghiêm trọng.
- Có thể bị mù: Đây là một trong những rủi ro hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng. Khi filler tiêm vào đúng động mạch thì cơ thể dễ ngừng cung cấp máu cho mắt, dẫn đến mất thị lực.
- Chết mô: Nếu chất làm đầy tiêm vào mạch máu và ngăn chặn dòng chảy máu đến một phần của da, có thể gây tổn thương mô và chết mô, dẫn đến sẹo hoặc mất màu da.
Những ai không nên tiêm filler?
Dù tiêm filler có thể mang lại kết quả thẩm mỹ tuyệt vời, nhưng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Dưới đây là những trường hợp không nên tiêm filler:
- Da đang bị viêm: Nếu bạn có da bị viêm do mụn, phát ban, mề đay hay các bệnh lý da liễu khác, bạn không nên tiêm filler khi da chưa được điều trị ổn định.
- Dị ứng với các thành phần trong filler: Trước khi tiêm filler, bạn cần phải kiểm tra kỹ các thành phần trong sản phẩm. Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong filler, bạn cần tránh sử dụng nó.
- Rối loạn đông máu: Những người bị rối loạn đông máu sẽ không được khuyến khích tiêm filler vì nguy cơ chảy máu và bầm tím nghiêm trọng.
- Mang thai hoặc cho con bú: Mặc dù chưa có nghiên cứu đầy đủ về sự an toàn của filler đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì bạn không nên tiêm filler trong thời gian này.
- Dưới 18 tuổi: Chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự an toàn của filler đối với người dưới 18 tuổi. Do đó, tiêm filler cho đối tượng này là không được khuyến khích.
- Da dễ để lại sẹo: Nếu bạn thuộc nhóm người dễ để lại sẹo (chẳng hạn như sẹo lồi), bạn nên thận trọng khi quyết định tiêm filler, vì có thể gây ra các vấn đề về sẹo sau khi tiêm.
=> Xem thêm: Filler là gì? Lịch sử phát triển và công dụng
Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Tiêm Filler có ảnh hưởng gì không? Hỏi đáp”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!
Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.
Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!
Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0963.666.502
Zalo: Yansy Clinic