Tiêm filler bị bầm và cách xử lý như thế nào?

Bài viết của: Yansy Clinic

Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến

Xuất bản: 28 Tháng mười một, 2024 | Cập nhật lần cuối: 28 Tháng mười một, 2024

Tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ giúp làm đầy các vùng da bị lõm như nếp nhăn, rãnh cười, hóp má,…và tăng độ căng mịn, đàn hồi cho làn da. Cũng giống như các phương pháp thẩm mỹ khác, filler có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, tiêm filler bị bầm là một trong những tác dụng phụ không khó bắt gặp. Hãy cùng Yansy Clinic tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách xử lý khi tiêm filler bị bầm qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân nào khiến tiêm filler bị bầm?

Tiêm filler bị bầm là một phản ứng thông thường do tổn thương mạch máu dưới da trong quá trình tiêm. Khi thực hiện, kim tiêm có thể vô tình đâm vào các mạch máu nhỏ dưới da, đặc biệt là tại các vùng nhạy cảm như quanh mắt hoặc môi. Các mạch máu này bị tổn thương khiến máu bị rò rỉ ra ngoài, tạo thành các vết bầm. 

May mắn thay, các vết bầm này thường sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 5-7 ngày. Một yếu tố nữa dẫn đến các vết bầm tím đó là do cơ địa của bạn. Những người có làn da yếu và lâu phục hồi thì sau khi tiêm filler sẽ dễ gặp phải bầm tím. Trường hợp này, bạn bắt buộc cần từ 2 đến 3 tuần hoặc lâu hơn để các vết bầm tím tan hết.

Tiêm filler bị bầm ở cằm
Tiêm filler bị bầm ở cằm

Trong một số trường hợp, nếu không chăm sóc đúng cách, vùng tiêm filler có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng bầm tím kéo dài hoặc lan rộng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hoặc vết bầm kèm theo đau nhức, sưng tấy, hoặc có dịch mủ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm. Dưới đây là một số yếu tố chính:

Trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ

Trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định tỷ lệ rủi ro trong quá trình tiêm filler. Bác sĩ cần có kiến thức vững chắc về giải phẫu khuôn mặt, biết rõ vị trí các mạch máu, dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch để tránh để tránh mũi kim đâm vào mạch máu. 

Loại Filler sử dụng

Loại filler được sử dụng cũng ảnh hưởng đến độ an toàn của phương pháp. Filler không rõ nguồn gốc, được bán tràn lan trên mạng có thể chưa được kiểm duyệt, dẫn đến các biến chứng như sưng tấy, đau hoặc bầm tím. Trong khi đó, filler chất lượng cao thường có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có hiệu quả kéo dài từ 8-12 tháng và ít gây biến chứng hơn.

Filler (HA)
Phương pháp tiêm Filler

Tiêm filler quá liều lượng cho phép

Khi lạm dụng, sử dụng filler quá liều hoặc tiêm quá nhiều filler vào một khu vực có thể gây chèn ép các mạch máu dưới da, dẫn đến bầm tím. Ngoài ra, nếu tiêm filler quá mức an toàn còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác như căng da quá mức, biến dạng hay sưng tấy kéo dài. Thông thường, tình trạng này chỉ bắt gặp tại các cơ sở nhỏ lẻ, không uy tín.

Chăm sóc sau khi tiêm không đúng cách

Dù chỉ là một vết tiêm nhỏ, nhưng bạn cũng cần tránh vết tiêm tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn để không làm tình trạng bầm tím nặng hơn hay dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, trong 24 giờ đầu sau khi tiêm filler, bạn nên vệ sinh vùng da tiêm thật sạch sẽ để tránh biến chứng không mong muốn.

Cách phòng ngừa tiêm filler bị bầm như thế nào?

Để giảm thiểu nguy cơ tiêm filler bị bầm, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín

Lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín với bác sĩ có tay nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp giảm các nguy cơ bị bầm tím. Trước khi chọn mặt gửi vàng, bạn cần tìm hiểu kỹ về cơ sở thẩm mỹ xem có bác sĩ hay chỉ có đội kỹ thuật viên, xem xét các đánh giá từ khách hàng trước đó để có quyết định sáng suốt nhất.

Bước thăm khám tại Yansy Clinic
Yansy Clinic – Địa chỉ tiêm Filler uy tín tại Hà Nội

Lưu ý khi uống các loại thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím như aspirin, warfarin và một số thuốc tim mạch. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì hãy thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm filler để tránh các biến chứng không mong muốn. Một số thực phẩm chức năng như vitamin E, bạch quả, hoa cúc hoặc tỏi cũng có khả năng làm tăng nguy cơ bầm tím.

Tránh thuốc lá và các chất kích thích

Thuốc lá và các chất kích thích như rượu bia có thể làm giãn mạch máu và tăng nguy cơ bầm tím. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng các chất này ít nhất 24 giờ trước và sau khi làm filler.

Hạn chế căng thẳng và vận động mạnh

Căng thẳng và vận động mạnh sẽ làm tăng nhịp tim và lưu thông máu, dễ dẫn đến bầm tím và sưng. Để mang lại hiệu quả tối ưu, bạn nên nghỉ ngơi và thư giãn trong 1-2 ngày trước và sau khi tiêm filler để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng.

Cách xử lý tiêm Filler bị bầm

Nếu bị bầm tím nhẹ và có cảm giác khó chịu, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh mà chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.

Vệ sinh da vùng da tiêm sạch sẽ, tránh tác động tỳ đè lên vùng da vừa tiêm để hạn chế vi khuẩn xâm nhập và giúp filler ổn định. Không để filler tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt cao như phòng xông hơi, bếp lửa, vì nhiệt có thể làm filler tan nhanh và không ổn định.

Môi bị bầm
Môi bị bầm

=> Xem thêm: Filler là gì? Lịch sử phát triển và công dụng

Tránh các bộ môn thể thao hoặc hoạt động thể chất mạnh trong ít nhất 2 tuần đầu sau khi tiêm filler, vì các tác động mạnh có thể làm di chuyển filler hoặc gây sưng tấy nghiêm trọng hơn. Khi ngủ, tránh nằm nghiêng hoặc cúi đầu để không gây áp lực lên vùng tiêm. Nên giữ đầu thẳng để filler có thể ổn định trong da.

Nếu vết bầm kéo dài quá 7 ngày hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ), bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời bằng các biện pháp loại bỏ filler ra khỏi cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Tiêm filler bị bầm và cách xử lý như thế nào?”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!

Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.

Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!

Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0963.666.502

Zalo: Yansy Clinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0963666502