Filler là gì? Lịch sử phát triển và công dụng

Bài viết của: Yansy Clinic

Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến

Xuất bản: 27 Tháng mười một, 2024 | Cập nhật lần cuối: 27 Tháng mười một, 2024

Các phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn ngày càng lên ngôi thì filler đã dần không còn quá xa lạ với nhiều chị em. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ filler là gì chưa và loại filler nào được cấp phép trong ngành thẩm mỹ? Hãy cùng Yansy Clinic tìm hiểu rõ nét hơn về phát minh làm đẹp đón đầu xu hướng này nhé.

Filler là gì?

Filler hay còn gọi là chất làm đầy, hợp chất này chứa thành phần chính là hyaluronic acid (HA). Đây là một loại acid tự nhiên có khả năng giữ nước và tồn tại được trong lớp trung bì của da. Nhờ đặc tính này, HA không chỉ giúp da duy trì độ đàn hồi, hạn chế nếp nhăn mà còn hỗ trợ bôi trơn các khớp xương.

Hyaluronic acid có mặt ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, tập trung nhiều nhất tại các vùng như: môi, mắt, mô liên kết, sụn và xương. Theo thời gian, khả năng tổng hợp HA tự nhiên của cơ thể suy giảm, từ đó làn da mất đi sự căng mịn, trở nên nhăn nheo và kém sức sống. Khi đó, Filler sẽ được tiêm vào các vùng da cần làm đầy lên, cải thiện các vùng bị xẹp, nhăn mà không cần đến dao kéo. 

Tác dụng của filler
Tác dụng của filler

Lịch sử phát triển của filler

Hành trình phát triển của filler đã kéo dài suốt hơn một thế kỷ kể từ khi loại filler đời đầu xuất hiện. Theo thời gian, người ta ngày càng nghiên cứu ra các loại filler an toàn, có thuốc giải nhanh chóng khi khách hàng lỡ làm filler xong không ưng và dưới đây là các cột mốc filler quan trọng.

Parafin (1900)

Filler đầu tiên ra đời vào năm 1900 với tên gọi Parafin. Đây là một dạng chất làm đầy thô sơ, chưa qua kiểm định và không được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận. Parafin tuy mang lại kết quả làm đẹp nhưng dễ gây biến chứng nghiêm trọng, do đó loại filler này nhanh chóng bị loại bỏ khỏi thị trường.

Silicone (1940)

Đến những năm 1940, silicone được giới thiệu như một loại filler thay thế. Tuy nhiên, giống như parafin, silicone cũng không được FDA công nhận do các nguy cơ về biến chứng, bao gồm viêm nhiễm và các phản ứng cơ thể không mong muốn, thậm chí dẫn đến hoại tử và tử vong.

Mặc dù loại filler này đã được cấm ở Việt Nam và nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhưng trên thị trường Việt Nam hiện nay vẫn còn những cơ sở nhỏ lẻ làm ăn trái đạo đức. Thay vì sử dụng loại filler được FDA xét duyệt thì họ lại thay thế bằng “silicone lỏng”. Sau một thời gian, người bị tiêm phải loại chất này sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Hot Tiktoker bị lừa tiêm silicone lỏng gây biến dạng ở mặt
Hot Tiktoker bị lừa tiêm silicone lỏng gây biến dạng ở mặt

Collagen (1980)

Năm 1980, collagen xuất hiện như một bước ngoặt lớn trong ngành làm đẹp. Loại filler này được chiết xuất từ động vật, có thể thoái biến và mang lại hiệu quả tự nhiên, mềm mại hơn so với các loại filler trước đó. Chỉ sau một năm (1981), Collagen được FDA chấp thuận. Tuy nhiên, vì có nguồn gốc từ động vật nên loại filler này dễ gây dị ứng và dần bị thay thế bởi các loại Filler tiên tiến hơn.

PMMA (1989)

PMMA (Poly-Methyl-Methacrylate) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1989 như một loại filler bán vĩnh viễn với tính chất không thể thoái biến được như các loại filler khác. PMMA được cấu tạo từ các vi hạt nhỏ nằm trong dung dịch gel, có khả năng tạo ra các mô sẹo nhỏ xung quanh các hạt. Tuy nhiên, đặc tính bán vĩnh viễn của PMMA cũng khiến không ít người lo ngại vì không muốn duy trì kết quả lâu dài.

Vào năm 2006, PMMA được FDA phê duyệt, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ngành thẩm mỹ. Một nhược điểm của loại filler này đó là đòi hỏi kỹ thuật tiêm chính xác, vì nếu thực hiện sai có thể dẫn đến biến chứng như viêm nhiễm hoặc tạo khối u cục dưới da. Ngoài ra, PMMA không thể tự phân hủy hoàn toàn như hyaluronic acid, do đó nếu xảy ra lỗi hoặc phản ứng phụ thì việc xử lý sẽ phức tạp hơn.

 

Hyaluronic Acid (HA) (1996)

Filler Hyaluronic Acid (HA) được phát triển vào năm 1996, mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành thẩm mỹ không xâm lấn. HA là thành phần tự nhiên có trong cơ thể con người, đặc biệt là ở da, mắt và khớp, giúp duy trì độ ẩm và đàn hồi. Loại filler này có khả năng tự hấp thụ, có thể thoái biến và không để lại ảnh hưởng lâu dài nên rất được ưa chuộng. 

Vào năm 2003, HA được FDA phê duyệt và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường filler nhờ tính an toàn và linh hoạt. Một ưu điểm lớn của HA là khả năng dễ dàng “chữa cháy” bằng enzyme hyaluronidase nếu khách hàng không hài lòng với kết quả sau tiêm. Khi hòa tan HA bằng enzyme hyaluronidase, cơ thể con người sẽ đào thải hai hoạt chất này một các tự nhiên. HA hiện nay vẫn là lựa chọn hàng đầu trong ngành thẩm mỹ hiện đại.

PLLA (1999)

PLLA (Poly-L-Lactic Acid) được phát triển vào năm 1999 và có thể thoái biến, là một trong những loại filler tiên tiến nhất nhờ khả năng kích thích cơ thể tự sản sinh collagen. PLLA không chỉ làm đầy ngay lập tức các vùng lõm mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo collagen tự nhiên. Loại filler này đặc biệt phù hợp để điều trị các vùng da bị lão hóa nghiêm trọng hoặc các nếp nhăn sâu. 

Năm 2004, PLLA được FDA công nhận và trở thành lựa chọn phổ biến trong các quy trình làm đẹp chuyên sâu. Điểm nổi bật của PLLA là kết quả kéo dài từ 18 đến 24 tháng, lâu hơn hầu hết các loại filler thông thường.

Da căng mịn nhờ tiêm filler
Da căng mịn nhờ tiêm filler

CaHA (2004)

CaHA (Calcium Hydroxylapatite) được ra đời vào năm 2004 và cũng có thể thoái biến. CaHA bao gồm các vi tinh thể canxi được phân tán trong một dung dịch gel, giúp mang lại hiệu quả làm đầy tức thì và kích thích sản sinh collagen tự nhiên. Nhờ đặc tính bền vững, loại filler này được sử dụng để khắc phục các vùng có nếp nhăn sâu hoặc làm đầy những khu vực cần độ ổn định lâu dài như gò má, cằm và rãnh cười.

Năm 2006, FDA công nhận CaHA như một loại filler an toàn và hiệu quả. Một ưu điểm nổi bật của CaHA là khả năng tự phân hủy dần theo thời gian mà không gây ra phản ứng tiêu cực cho cơ thể. 

Tác dụng và ứng dụng của filler

Về nguyên lý, Filler giúp làm đầy các vùng bị xẹp, hóp. Vậy nên, ứng dụng của filler rất đa dạng như:

  • Lấp đầy nếp nhăn sâu ở rãnh cười, đuôi mắt.
  • Làm mờ rãnh hằn trên trán, môi.
  • Tăng cường độ đàn hồi và cấp ẩm, giúp da căng bóng, hồng hào.
  • Tạo hình mũi, làm cao sống mũi mà không cần phẫu thuật.
  • Làm đầy thái dương, gò má: Tăng nét đầy đặn và trẻ trung.
  • Tạo hình môi, làm môi dày, căng mọng hoặc môi hình trái tim, cánh én,…
  • Điều chỉnh cằm, tạo dáng cằm V-line giúp tăng độ cân đối cho khuôn mặt.
  • Làm đầy bàn tay gầy guộc, gân guốc.
  • Chỉnh sửa đầu gối, cải thiện đường nét đôi chân.
Tiêm filler mang lại đôi môi xinh xắn
Tiêm filler mang lại đôi môi xinh xắn

Tiêm filler có an toàn không?

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn bởi các thành phần trong filler gần như tương thích hoàn toàn với cơ thể con người. Các loại Filler như PMMA, HA, PLLA, CaHA được kiểm duyệt chặt chẽ của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Một thắc mắc vô cùng lớn của những bạn chưa tiêm Filler lần nào đó là:” Sau khi tiêm thì Filler sẽ vĩnh viễn ở trong cơ thể của mình hay sao?” Trên thực tế, các loại Filler có chứa gốc axit (HA) đều có tính tự phân hủy. Filler không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ tự tan và được cơ thể đào thải tự nhiên sau thời gian từ 6 tháng đến 2 năm, tùy thuộc vào loại Filler.

Tiêm filler có biến chứng gì không? Mặc dù các trường hợp biến chứng sau khi tiêm filler là vô cùng hiếm hoi nhưng nguy cơ này vẫn có nếu tiêm tại cơ sở không uy tín hoặc do tay nghề kỹ thuật viên kém. Các biến chứng được ghi nhận bao gồm: lệch, cứng, nhiễm trùng, hoại tử và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt hoặc tử vong.

Làm thế nào để làm Filler an toàn và hiệu quả?

Trước khi tiêm filler, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về các loại filler trên thị trường hiện nay, các hoạt chất có trong filler và hiệu quả, nguy cơ biến chứng của chúng ra sao. Tham khảo các chuyên gia để biết được phương pháp này có phù hợp với nhu cầu và cơ địa của bạn hay không.

Để không bị biến chứng về sau, bạn chỉ nên hiện tiêm filler tại các cơ sở được cấp phép và có bác sĩ chuyên khoa da liễu thực hiện. Tại các cơ sở uy tín, người trực tiếp tiêm filler cho khách hàng sẽ là các bác sĩ và rất ít kỹ thuật viên làm quá trình này. Tuyệt đối tránh sử dụng các loại filler không rõ nguồn gốc hoặc được bán tràn lan trên thị trường hay các sàn thương mại điện tử.

Bước thăm khám tại Yansy Clinic
Yansy Clinic – Địa chỉ tiêm Filler uy tín tại Hà Nội

Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Filler là gì? Lịch sử phát triển và công dụng”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!

Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.

Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!

Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0963.666.502

Zalo: Yansy Clinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0963666502