Bài viết của: Yansy Clinic
Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến
Xuất bản: 26 Tháng mười một, 2024 | Cập nhật lần cuối: 27 Tháng mười một, 2024
Tiêm filler đã trở thành phương pháp làm đẹp “thần thánh” giúp cải thiện các khuyết điểm trên khuôn mặt như nếp nhăn, vết chân chim, hóp má, hóp thái dương, cằm ngắn,… Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối ưu và giảm nguy cơ biến chứng thì bạn cần chăm sóc da vùng tiêm đúng cách sau khi thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ. Một trong những yếu tố cần đặc biệt lưu ý chính là chế độ ăn uống. Vậy tiêm filler kiêng ăn gì để đảm bảo kết quả tốt nhất, hãy cùng Yansy Clinic tìm hiểu ngay dưới đây.
Các loại Filler phổ biến hiện nay
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), tiêm filler mang lại kết quả ngay lập tức hoặc sau một vài ngày, tùy vào loại filler được sử dụng. Mỗi loại filler có công dụng khác nhau và sẽ phù hợp với từng đối tượng và tình trạng da cụ thể. Sau đây là những loại filler phổ biến hiện nay:
Polymethylmethacrylate (PMMA)
Filler PMMA có từ năm 1989 và được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận đưa vào sử dụng năm 2006. Loại Filler này bao gồm các hạt microspheres nhỏ và collagen, được các bác sĩ sử dụng để làm đầy các vùng da bị lõm.
Mặc dù filler này có thể tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể với tác dụng kéo dài lên đến 5 năm nhưng chúng không phải là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ thẩm mỹ. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí về thẩm mỹ, PMMA có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người do tính chất không thể thoái biến.
Axit Hyaluronic (HA)
Chất làm đầy da gốc HA đã có mặt ở Châu Âu từ năm 1996 nhưng loại Filler HA đầu tiên chỉ được FDA chấp thuận vào tháng 2 năm 2003 tại Hoa Kỳ. Axit hyaluronic là một loại gel tự nhiên trong cơ thể, có vai trò giữ nước và giúp duy trì độ ẩm cho da. Filler HA được tiêm vào các vùng như má, môi,và trán, giúp làm đầy các rãnh nhăn và tạo độ căng bóng cho làn da.
Tuy nhiên, vì cơ thể chúng ta có khả năng tái hấp thu dần dần axit hyaluronic nên kết quả sẽ chỉ kéo dài được từ 6 đến 12 tháng, tùy vào cơ địa của mỗi người. Các nghiên cứu mới cũng cho thấy hiệu quả của HA có thể kéo dài lâu hơn, lên đến 12 tháng hoặc lâu hơn nếu sử dụng các loại HA hiện đại hơn.
Canxi Hydroxylapatite (CaHA)
Filler CaHA đã được FDA chấp thuận vào năm 2006 và là loại filler hiện đại nhất cho đến thời điểm hiện tại. Filler CaHA chứa 30% CaHA dạng khối cầu và 70% gel sodium carboxymethylcellulose. Gel sodium có vai trò làm chất độn, giúp ổn định và làm tăng độ nhớt của filler.
Filler này đặc hơn HA, vì vậy thường được dùng để điều trị các nếp nhăn sâu và vùng da cần làm đầy mạnh mẽ hơn. CaHA có thể duy trì hiệu quả từ 12 tháng đến 18 tháng tùy vào cơ địa của người sử dụng.
Axit Poly-L-Lactic Axit (PLLA)
PLLA đã được FDA chấp thuận vào ngày 3 tháng 8 năm 2004 để điều trị tình trạng mất lớp mỡ ở mặt (còn gọi là teo mỡ mặt). Đây là một loại polymer sinh học tự nhiên, được chiết xuất từ axit lactic, một chất được tìm thấy trong chính cơ thể con người.
Mặc dù hiệu quả của filler này không thể thấy ngay lập tức, nhưng làn da của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt sau vài tháng và có thể duy trì hiệu quả từ 2 đến 3 năm. Filler này được coi là loại filler bán bền vững, thích hợp cho những khách hàng muốn cải thiện cấu trúc da lâu dài.
Tiêm Filler cần kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?
Sau khi tiêm filler, việc kiêng khem một số hoạt động là rất cần thiết để filler được ổn định vị trí và hiệu quả điều trị đạt tối đa. Vậy tiêm Filler cần kiêng những gì?
Hạn chế xông hơi và massage
Filler có thể bị tan nhanh hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, do đó bạn cần hạn chế xông hơi hoặc massage ngay sau khi tiêm filler, đặc biệt là vùng má. Ngoài ra, khi ra ngoài, hãy nhớ mang khẩu trang và mũ rộng vành để bảo vệ vùng da tiêm filler khỏi ánh nắng mặt trời.
Chú ý nhiệt độ lúc tắm nước nóng hoặc sấy tóc
Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể làm filler mất dần hiệu quả. Vì vậy, khi tắm nước nóng hoặc sấy tóc, bạn cần chú ý giữ nhiệt độ không quá nóng và chỉ nên sử dụng nước ở nhiệt độ thường để vệ sinh vùng da vừa tiêm filler.
Hạn chế động chạm vùng tiêm
Vùng da mới tiêm filler có thể nhạy cảm và dễ bị di chuyển filler ra khỏi vị trí mong muốn nếu có tác động mạnh. Vì vậy, trong khoảng một tuần đầu sau tiêm, bạn nên tránh việc sờ nắn hay động chạm vào vùng da đã tiêm filler.
Không vận động mạnh
Tiêm filler là quá trình đưa chất làm đầy vào trong cơ thể, vì vậy các hoạt động mạnh có thể gây dịch chuyển chất filler ra khỏi vị trí ban đầu. Bạn nên kiêng vận động mạnh trong ít nhất một tuần sau tiêm filler để chất làm đầy có thời gian định hình và ổn định trong cơ thể.
Trang điểm
Trong 24 giờ đầu sau khi tiêm filler, bạn cần tránh trang điểm, đặc biệt là việc để mỹ phẩm tiếp xúc trực tiếp với vết tiêm. Điều này giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc khiến filler bị lệch. Sau khoảng 2 ngày, bạn có thể trang điểm lại nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng ở khu vực vừa tiêm.
Tiêm Filler kiêng ăn gì?
Ngoài việc kiêng khem một số hoạt động, chế độ ăn uống sau khi tiêm filler cũng rất quan trọng. Để đảm bảo kết quả làm đầy lâu dài, bạn cần kiêng một số loại thực phẩm sau:
Kiêng hải sản
Hải sản đứng đầu trong danh sách các thực phẩm cần kiêng khi tiêm filler. Sau khi làm filler, bạn nên hạn chế hoặc kiêng hẳn hải sản vài ngày vì chúng có thể gây dị ứng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Hải sản chứa nhiều histamine, chất này có thể làm vùng tiêm bị sưng tấy, đỏ ngứa.
Hạn chế ăn đồ nếp
Đồ nếp như xôi, bánh chưng, bánh tét và cốm có thể làm tăng nguy cơ sưng viêm và mưng mủ tại vùng tiêm filler. Đồ nếp có tính nóng và dễ gây kích ứng, vì vậy bạn nên hạn chế ăn ít nhất 1 tuần sau khi tiêm.
Kiêng rau muống
Rau muống có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo lồi tại vùng tiêm filler. Dù rau muống chứa nhiều chất xơ và collagen nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn có thể bị sẹo lồi và da không đều màu tại vùng tiêm.
Tiêm filler cần kiêng trong bao lâu?
Sau tiêm filler, bạn cần kiêng cữ đúng cách để tránh được các tác dụng phụ không mong muốn. Thời gian kiêng sau khi tiêm filler thường dao động từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa mau lành và chế độ chăm sóc tốt, bạn có thể chỉ cần kiêng 1 – 2 ngày để filler ổn định và có thể quay lại sinh hoạt bình thường.
Ngoài ra, mỗi vị trí tiêm filler thì lại cần kiêng những hoạt động khác nhau. Một số vị trí tiêm thường thấy đó là:
- Tiêm filler mông: Không nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng lên vùng vừa tiêm. Nếu bạn phải ngủ, hãy chọn tư thế nằm sấp để tránh gây áp lực lên vùng mông.
- Tiêm filler mũi: Sau khi tiêm filler mũi, bạn cần tránh sờ nắn hoặc động chạm vào vùng tiêm, vì có thể khiến filler bị xô lệch và không được trải đều.
- Tiêm filler cằm: Cằm là vùng da rất cần ổn định sau tiêm, vì vậy bạn nên tránh ăn các món ăn quá cứng hoặc dai. Những món này sẽ khiến cơ mặt hoạt động mạnh, cần nhai nhiều và ảnh hưởng đến thời gian định hình của filler.
- Tiêm filler hóp thái dương: Bạn không nên nằm úp mặt xuống gối để tránh làm filler bị xô lệch hoặc mất cân đối.
Sau khi tiêm Filler nên ăn gì cho mau lành?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố không thể bỏ qua giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và tiêm filler đạt hiệu quả cao hơn. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn sau khi tiêm filler để hỗ trợ cơ thể hồi phục tốt nhất:
- Rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin A, C, và B dồi dào. Những dưỡng chất này có tác dụng giúp nhanh lành vết thương, tái tạo tế bào và duy trì làn da khỏe mạnh. Các loại rau xanh nên ăn: cải bó xôi, rau dền, bông cải xanh, xà lách,…
- Uống đủ nước: Nước giúp cơ thể duy trì độ ẩm cho da, làm cho filler ổn định và giảm sưng, tấy sau tiêm. Ngoài ra, nước cũng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố và cải thiện tuần hoàn máu.
- Hoa quả giàu Vitamin C: Vitamin C có đặc tính kháng khuẩn và tái tạo mô nên rất quan trọng trong quá trình làm lành vết thương. Sau khi tiêm filler, bạn nên bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây, kiwi, ổi vào chế độ ăn uống.
- Ưu tiên ăn những thức ăn mềm: Sau khi tiêm filler, bạn nên ưu tiên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai và tiêu hóa nhằm giảm hoạt động mạnh của cơ mặt, cơ má. Từ đó hỗ trợ filler nhanh chóng ổn định và không bị dịch chuyển. Một số thức ăn mềm dễ tiêu hóa mà bạn nên bổ sung vào thực đơn là: cháo, súp hoặc các món hầm nhừ.
Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Tiêm Filler kiêng ăn gì? Có những loại Filler nào hiện nay?”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!
Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.
Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!
Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0963.666.502
Zalo: Yansy Clinic