Bài viết của: Yansy Clinic
Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến
Xuất bản: 2 Tháng mười hai, 2024 | Cập nhật lần cuối: 2 Tháng mười hai, 2024
Ngày nay, tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp vô cùng được ưa chuộng bởi khả năng biến hóa nhan sắc vô cùng lớn, từ những đường nét gồ ghề trở lên mềm mại. Filler mang lại những tác dụng tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào kết quả tiêm filler cũng như mong muốn. Một trong những vấn đề thường gặp là sau khi tiêm filler bị vón cục. Vậy filler bị vón cục là gì, hãy cùng Yansy Clinic tìm hiểu ngay về tình trạng vón cục ngay trong phần dưới đây.
Tiêm filler bị vón cục là gì?
Filler là chất làm đầy được tiêm vào dưới da để cải thiện các vùng trũng, lõm, nếp nhăn hoặc tạo hình cho các bộ phận như môi, cằm, má sao cho mềm mại, hợp phong thủy. Tuy nhiên, khi filler không được tiêm đúng cách thì nó có thể tạo thành các cục hoặc khối rắn dưới da, gây mất thẩm mỹ. Đây chính là tình trạng filler bị vón cục.
Filler bị vón cục có thể xảy ra ở bất kỳ vùng tiêm nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở các vùng như cằm, má và môi. Các cục filler này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn và khó chịu cho bạn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler bị vón cục
Để xử lý hiệu quả vón cục, thì bạn cũng cần làm rõ một câu hỏi: “Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler bị vón cục là gì?” Các nguyên nhân chính làm filler bị vón cục đó là:
Filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến filler bị vón cục là việc sử dụng filler không rõ nguồn gốc, quá lạm dụng và kém chất lượng. Các sản phẩm filler không có xuất xứ rõ ràng hoặc không được chứng nhận an toàn luôn có nguy cơ gây ra phản ứng phụ như vón cục, nhiễm trùng, hay viêm.
Tiêm filler quá liều lượng
Khi tiêm filler, nếu bác sĩ da liễu sử dụng quá nhiều filler cho một khu vực nhỏ, chất làm đầy có thể tích tụ và gây ra tình trạng vón cục. Trường hợp thứ hai đó là khách hàng quá lạm dụng filler, nên mong muốn tiêm với liều lượng nhiều. Liều lượng filler cần được xác định ở mức vừa đủ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí
Tiêm filler không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây ra vón cục. Nếu tiêm filler ở sai vị trí hoặc không đều, filler có thể bị tích tụ ở một chỗ, tạo thành một khối, cục. Thông thường, người trực tiếp đặt mũi kim lên làn da của bạn sẽ là các bác sĩ da liễu có nhiều năm kinh nghiệm, họ từng trải qua một quá trình đào tạo rất bài bản nên tỷ lệ xảy ra sai sót gần như bằng không.
Ngược lại, một số cơ sở spa không uy tín, người tiêm không có chuyên môn, bằng cấp gì thì vón cục hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về cơ sở làm filler để tránh những rủi ro không đáng có nhé!
Nhiễm trùng sau tiêm filler
Nhiễm trùng là một nguyên nhân khác dẫn đến vón cục. Nếu không vệ sinh vùng da trước khi tiêm filler đúng cách hoặc không sử dụng các dụng cụ vô trùng trong quá trình tiêm thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và gây viêm, loét. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng tấy, vón cục hoặc thậm chí hoại tử da.
Ngoài ra, sau khi tiêm filler bạn cũng cần chăm sóc da đúng cách, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Nếu không chăm sóc da sau tiêm cẩn thận thì vi khuẩn hoàn toàn có khả năng xâm nhập vào da qua các vết tiêm.
Dấu hiệu nhận biết filler bị vón cục
Nếu bạn là một tín đồ làm đẹp thì việc nhận diện và xử lý filler bị vón cục kịp thời là rất quan trọng. Dưới đây là 3 vùng dễ bắt gặp nhất.
Vùng cằm
Tiêm filler bị vón cục ở cằm cũng rất phổ biến bởi ai cũng muốn mình có một chiếc cằm thon gọn hơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vón cục do khách hàng lựa chọn dịch vụ của những cơ sở “chui”, kém chất lượng hoặc người thực hiện không có chuyên môn, bằng cấp gì cả. Các dấu hiệu nhận biết filler cằm bị vón cục:
- Cằm bị sưng hoặc mặt lệch, mất cân đối.
- Các mảng da bị sưng, bầm tím và cảm thấy cứng khi sờ vào.
- Da có dấu hiệu giãn mạch máu hoặc bị nổi mẩn đỏ.
Vùng má
Tình trạng tiêm filler bị vón cục ở má rất dễ nhận thấy, bạn có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy các cục cứng dưới má.
- Có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy các cục cứng dưới da.
- Vùng tiêm bị bầm tím, sưng.
- Da trở nên nhạy cảm hoặc đau đớn tại vị trí tiêm.
- Màu da xung quanh má chuyển sang màu khác thường.
- Mất cảm giác, như tê hoặc ngứa.
Vùng môi
Môi góp phần tạo điểm nhấn giúp gương mặt trở nên thu hút hơn nên được chị em “chăm sóc” rất đặc biệt để sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ hơn. Các triệu chứng filler vón cục ở môi bao gồm:
- Môi bị sưng, đau nhức và khó chịu.
- Các cục nhỏ, sờ vào thấy hơi cứng trong lòng môi.
Sau tiêm filler bị vón cục nên làm gì để khắc phục?
Bị vón cục là điều mà không chị em nào mong muốn cả, thậm chí còn gây hoang mang, lo sợ cho người bị. Vậy sau tiêm filler nên làm gì để khắc phục?
Liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu giàu kinh nghiệm
Khi nhận thấy các dấu hiệu không bình thường trên da, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng. Bởi vì mọi thông tin trên mạng mà bạn tìm kiếm cũng chưa chắc đã chuẩn. Nếu để lâu, vùng da có filler có thể trở nặng hơn thay vì tan cục, nặng hơn nữa đó là viêm nhiễm hoặc hoại tử.
Tiến hành massage nhẹ nhàng
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để giảm filler bị vón cục là massage nhẹ nhàng vùng da bị tiêm. Massage giúp chất filler phân tán đều hơn, giảm tình trạng tụ cục. Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ phần nào trong các trường hợp bị vón cục nhẹ.
Tiêm tan filler bị vón cục bằng enzyme
Tiêm tan filler bị vón cục là cách nhanh chóng để loại bỏ lượng filler ra ngoài. Loại hợp chất được sử dụng trong tiêm tan filler sẽ là Hyaluronidase (loại enzyme có tác dụng phân hủy Axit hyaluronic) dùng trong tiêm filler. Hoạt chất này được sử dụng như thuốc giải trong trường hợp khách hàng sau khi làm filler xong không còn cảm thấy ưng nữa.
Hyaluronidase tác động lên da thông qua phá vỡ liên kết giữa các phân tử Axit hyaluronic, thúc đẩy quá trình tái hấp thu các phân tử Axit hyaluronic theo cách tự nhiên. Cơ thể người bệnh sẽ thúc đẩy quá trình đào thải Axit hyaluronic ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi hay dịch bài tiết.
Tiêm steroid vào nốt cục
Trong trường hợp filler không tan hoàn toàn, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm steroid để làm nhỏ các nốt cục. Lượng thuốc sử dụng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào vị trí, kích thước của nốt cục.
Phẫu thuật loại bỏ filler
Nếu tình trạng filler vón cục nghiêm trọng và không thể giải quyết bằng các phương pháp trên, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ filler ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng như hoại tử da.
Chế độ chăm sóc, ăn uống sau khi làm filler
Sau khi tiêm filler, bạn cần chăm sóc da đúng cách để giảm thiểu nguy cơ vón cục và các biến chứng khác:
- Rửa mặt đúng cách: Sử dụng bông tẩy trang mềm, nước muối sinh lý để lau mặt, tránh dùng sữa rửa mặt hay nước ấm ngay sau khi tiêm.
- Tránh ánh nắng mặt trời: Tia UV có thể làm da tổn thương và gây ra các vấn đề sau tiêm filler.
- Dùng đá viên giảm sưng tấy: Áp đá lên vùng tiêm giúp giảm ngứa ngáy, sưng tấy.
- Uống đủ nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để các vết tiêm trên cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Ngủ thẳng: Khi nằm ngủ cần chú ý tư thế để tránh nằm nghiêng, nằm đè vào vết tiêm.
=> Xem thêm: Filler là gì? Lịch sử phát triển và công dụng
Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Filler bị vón cục – Nguyên nhân và cách khắc phục”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!
Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.
Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!
Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0963.666.502
Zalo: Yansy Clinic