Bài viết của: Yansy Clinic
Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến
Xuất bản: 24 Tháng mười, 2024 | Cập nhật lần cuối: 27 Tháng mười một, 2024
Khi nắm được cơ chế hình thành nám sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng da của mình và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Nám không chỉ xuất hiện do tác động của ánh nắng mặt trời mà còn liên quan đến sự thay đổi hormone, yếu tố di truyền và quá trình lão hóa tự nhiên. Hãy cùng Yansy Clinic tìm hiểu ngay cơ chế hình thành nám qua bài viết dưới đây nhé!
Nám da là gì và có những loại nào?
Nám da là tình trạng mà hầu hết phụ nữ phải đối mặt. Khi bị nám, biểu hiện dễ thấy nhất đó là trên da xuất hiện các đốm màu nâu, xám hoặc thậm chí đen, chúng tập trung chủ yếu ở vùng gò má, trán và mũi. Nám được chia thành 3 loại chính:
- Nám nông: Nám xuất hiện ở lớp thượng bì, màu sắc nám thường là nâu nhạt và có khả năng điều trị dễ dàng nhất so với các loại nám khác.
- Nám sâu: Nám xuất hiện sâu trong lớp hạ bì, có màu sắc đậm hơn, chân nám sâu hơn và khó điều trị khi chỉ tác động nhẹ ở bên ngoài như bôi thoa, peel da nông.
- Nám hỗn hợp: Bao gồm cả nám nông và nám sâu, loại nám này có sự pha trộn giữa các đốm nâu nhạt và sẫm màu trên da, đòi hỏi liệu trình điều trị phức tạp hơn.
Cơ chế hình thành nám là gì?
Cơ chế hình thành nám liên quan chặt chẽ đến quá trình sản xuất melanin, chất quyết định sắc tố của da. Melanin đóng vai trò bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tia UV kích thích tế bào melanocyte trong da sản xuất melanin nhằm bảo vệ da khỏi tổn thương.
Melanin giúp hấp thụ và phân tán năng lượng từ tia UV, ngăn ngừa sự phá hủy DNA trong tế bào da. Tuy nhiên, khi da tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời mà không có sự bảo vệ thì cơ chế tự nhiên này trở nên quá tải, dẫn đến sự hình thành các đốm sắc tố không đều màu trên da.
Ngoài tia UV, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra nám. Sự mất cân bằng hormone thường xảy ra trong các giai đoạn như thai kỳ, sử dụng thuốc tránh thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Những thay đổi này có thể kích thích sản xuất melanin quá mức, dẫn đến hình thành các mảng nám khó ưa trên da.
Di truyền cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của nám. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị nám, bạn cũng có nguy cơ xuất hiện nám cao hơn.
Làn da của chúng ta không ngừng lão hóa theo thời gian, các tế bào da sẽ mất dần giảm khả năng tái tạo và sửa chữa. Bởi vậy, làn da dễ bị tổn thương bởi những tác nhân bên ngoài và bên trong. Các mảng nám thường xuất hiện nhiều hơn khi chúng ta lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Nên làm gì khi bị nám da?
Nám da gây mất thẩm mỹ và khó che đi các vết nám bằng cách trang điểm. Vậy sau khi bị nám da thì nên làm gì?
Chăm sóc da và che chắn trước ánh nắng mặt trời
Như đã đề cập ở trên, tia UV là một trong những yếu tố chính gây ra nám da. Vì vậy, sử dụng kem chống nắng hàng ngày là điều bắt buộc để bảo vệ da khỏi sự tàn phá của tia UV. Ngoài ra, khi đi ra ngoài vào các giờ cao điểm thì bạn cần che chắn da bằng mũ, kính râm và áo chống nắng cẩn thận.
Uống đủ nước
Nước là yếu tố quan trọng giúp duy trì độ ẩm và sức sống của làn da. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, da sẽ có khả năng tự phục hồi và giảm thiểu cơ chế hình thành nám đáng kể. Nếu được, bạn nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày giúp tăng cường quá trình thải độc và giữ cho làn da luôn mịn màng, căng mọng.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát quá trình sản xuất melanin và ngăn ngừa nám da. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng nám:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có khả năng ức chế sản xuất melanin và giúp da sáng hơn. Các loại thực phẩm như cam, chanh, bưởi, dâu tây, và ớt chuông là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, dễ tìm.
- Thực phẩm giàu vitamin E: Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do tia UV và làm giảm sự hình thành melanin. Hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu dừa và dầu oliu là những nguồn vitamin E tuyệt vời.
- Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 giúp giảm viêm và cải thiện cấu trúc da, làm giảm nguy cơ bị nám. Cá hồi, cá thu và hạt chia là những nguồn thực phẩm chứa nhiều omega-3.
Phương pháp điều trị nám hiện đại
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị nám hiện đại mang lại hiệu quả cao, giúp làm mờ các vết nám và cải thiện làn da:
- Laser điều trị nám: Sử dụng tia laser để phá vỡ các hắc sắc tố melanin trong da, giúp làm mờ các đốm nám nhanh chóng.
- Peel da hóa học: Phương pháp này sử dụng các loại axit có nguồn gốc từ thiên nhiên để loại bỏ lớp tế bào chết và kích thích tái tạo da mới, giúp làm sáng các vùng da bị nám.
- Meso: Meso là phương pháp đưa trực tiếp các dưỡng chất vào da giúp giảm sắc tố melanin và cải thiện cấu trúc da. Phương pháp này mang lại hiệu quả làm mờ nám nhanh chóng, an toàn.
- Sử dụng kem đặc trị nám: Các loại kem chứa hydroquinone, tretinoin, acid kojic giúp làm giảm sự hình thành melanin và làm sáng da. Tuy nhiên, kem trị nám cũng chỉ có tác dụng phần nào đối với các vết nám nông trên da.
=> Xem thêm: Bỏ túi ngay 10 cách trị nám từ bên trong hiệu quả
Để ngăn ngừa và điều trị nám hiệu quả, các chị em nên kết hợp chăm sóc da từ bên ngoài bằng cách sử dụng kem chống nắng và các sản phẩm đặc trị, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để hỗ trợ từ bên trong. Chỉ khi có sự chăm sóc toàn diện, làn da mới có thể phục hồi và duy trì vẻ sáng mịn lâu dài.
Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Cơ chế hình thành nám là gì bạn đã biết chưa?”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!
Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.
Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!
Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0963.666.502
Zalo: Yansy Clinic