Bài viết của: Yansy Clinic
Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến
Xuất bản: 16 Tháng mười một, 2024 | Cập nhật lần cuối: 27 Tháng mười một, 2024
Càng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì làn da càng lão hóa sớm, cháy nắng, thâm sạm và thậm chí là ung thư da. Vậy tia UV có những loại nào và tác động của chúng đến làn da của bạn ra sao? Hãy cùng Sdoctor tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để bảo vệ làn da an toàn, giảm thiểu tác động của mặt trời.
Tia UV là gì?
Tia UV (tia cực tím, tia tử ngoại) là một loại bức xạ điện từ phát ra từ mặt trời và mắt thường không thể nhìn thấy được. Tia bức xạ có vai trò kích thích quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, các tia này cũng là một trong những tác nhân gây hại lớn nhất cho làn da nếu không có sự che chắn đúng cách.
Tia UV có những loại nào?
Tia UV được chia thành ba loại đó là: UVA, UVB và tia UVC. Với mỗi loại tia thì có đặc điểm và mức độ tác động khác nhau.
Tia UVA (Ultraviolet A)
Tia UVA có bước sóng dài nhất (380 – 315 nm), chiếm khoảng 95% tổng lượng bức xạ điện từ phát ra bởi mặt trời. Tia UVA có khả năng xuyên qua kính và tác động sâu đến lớp hạ bì của da. Điều đặc biệt đáng lưu ý là tia UVA xuất hiện quanh năm, dù trời nắng hay âm u thì chúng đều hiện diện.
Tia UVA gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc da bằng cách phá hủy collagen và elastin. Hậu quả là da bị lão hóa sớm với các dấu hiệu như nếp nhăn, da chảy xệ và đồi mồi, nám, tàn nhang xuất hiện. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tiếp xúc lâu dài với tia UVA có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Tia UVB (Ultraviolet B)
Tia UVB có bước sóng ngắn hơn (315 – 280nm) và chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng tia bức xạ từ mặt trời, phần lớn bị tầng ozon Trái Đất hấp thụ. Tuy nhiên, tia UVB mang năng lượng cao hơn và có khả năng gây hại trực tiếp cho lớp biểu bì của da. Tia UVB không thể xuyên qua kính, nhưng chúng mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đặc biệt vào mùa hè.
Tia UVB là nguyên nhân chính gây cháy nắng, sạm da, phồng rộp và làm đen da. Khi da tiếp xúc với UVB, melanin trong cơ thể được sản xuất để bảo vệ da, dẫn đến hiện tượng da bị sạm màu. Tia bức xạ này cũng làm tổn thương DNA của tế bào da, từ đó tăng nguy cơ phát triển các dạng ung thư da như ung thư tế bào đáy, tế bào gai và u hắc tố ác tính.
Tia UVC (Ultraviolet C)
Tia UVC có bước sóng ngắn nhất (280 – 100 nm) và mang năng lượng cao nhất. May mắn thay, phần lớn tia UVC bị tầng ozone chặn lại và không đến được bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, tia UVC nhân tạo có tiềm năng rất lớn, được sử dụng để diệt khuẩn không khí, nước và các bề mặt khó vệ sinh.
Ảnh hưởng của tia UV đối với da
Tia UV có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với làn da, từ các tác động ngắn hạn đến hậu quả lâu dài.
Ảnh hưởng ngắn hạn
Khi da tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài mà không được bảo vệ, che chắn thì da rất dễ bị cháy nắng. Biểu hiện là da đỏ rát, nóng và trong trường hợp nặng có thể phồng rộp. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ lão hóa sớm và ung thư da về lâu dài.
Tia UV kích thích tế bào hắc tố (melanocyte) sản xuất melanin giúp bảo vệ da. Dù cơ chế này giúp giảm thiểu tác hại của tia tử ngoại đến DNA, nhưng cũng làm da bị nám, sạm, đồi mồi.
Ảnh hưởng lâu dài
Tia UVA tác động sâu vào da, phá hủy collagen và elastin làm da không còn săn chắc và đàn hồi. Kết quả là da bạn sẽ dần mất đi sự trẻ trung, các nếp nhăn, đốm nâu và chảy xệ xuất hiện. Theo nghiên cứu của Tổ chức Da liễu Hoa Kỳ, có đến 90% các dấu hiệu lão hóa da là do tác động của tia bức xạ.
Khi bạn tiếp xúc lâu dài với tia UVB thì có thể dẫn đến đột biến gen và tổn thương DNA, từ đó các khối u ác tính phát triển. Có ba loại ung thư da chính liên quan đến tia UV là ung thư tế bào đáy, tế bào gai và u hắc tố ác tính.
Tác động đến hệ miễn dịch của da
Tia UV làm suy yếu hệ miễn dịch của da, khiến cơ thể giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và các bệnh ngoài da khác. Khi hệ miễn dịch bị tổn thương, nguy cơ nhiễm trùng da và viêm nhiễm tăng lên đáng kể.
Cách bảo vệ da khỏi bức xạ mặt trời
Tia UV có nhiều công dụng như kích thích cơ thể tạo ra vitamin D, tiệt trùng, khử khuẩn, hỗ trợ điều trị vảy nến, cải thiện tâm trạng,… Nhưng nhìn chung, các tác hại của chúng đối với làn da cũng nhiều không kém, tham khảo ngay các cách bảo vệ da dưới đây bạn nhé!
Sử dụng kem chống nắng
Bạn nên chọn kem chống nắng phổ rộng (broad-spectrum) có chỉ số SPF từ 70 trở lên. Kem chống nắng chứa thành phần như zinc oxide và titanium dioxide rất được khuyến khích để bảo vệ da toàn diện. Thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2 giờ vì sau 2 giờ hoạt động, kem chống nắng đã bị hòa tan đi một phần.
Biện pháp bảo vệ vật lý
Một biện pháp bảo vệ mà các chị em phụ nữ hay sử dụng đó là mặc áo khoác chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm và sử dụng ô khi ở ngoài trời. Ngoài ra, bạn nên chọn loại kính râm có khả năng lọc 99,9% tia bức xạ mặt trời để bảo vệ vùng da quanh mắt tránh bị thâm.
Thời gian cần tránh nắng
Từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều là thời điểm các tia bức xạ chiếu xuống Trái Đất mạnh nhất. Bạn nên hạn chế ra ngoài vào khung giờ này hoặc ở trong nhà để giảm thiểu các tác động của tia UV.
Chế độ ăn uống hỗ trợ bảo vệ da
Về chế độ ăn uống, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E để bảo vệ da từ bên trong. Rau xanh, cà rốt và các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn hàng ngày.
=> Xem thêm: Top 5 địa chỉ chữa tàn nhang uy tín tại Hà Nội
Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Tia UV có những loại nào? Ảnh hưởng của tia UV đối với da”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!
Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.
Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!
Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0963.666.502
Zalo: Yansy Clinic