Bài viết của: Yansy Clinic
Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến
Xuất bản: 20 Tháng mười hai, 2024 | Cập nhật lần cuối: 20 Tháng mười hai, 2024
Filler hiện là phương pháp thẩm mỹ rất được ưa chuộng. Ưu điểm của phương pháp này là không cần dao kéo, không đụng đến phẫu thuật. Nhưng câu hỏi nhiều chị em quan tâm là có bầu tiêm filler được không? Và cách làm đẹp này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Cùng Yansy Clinic đi tìm đáp án ngay dưới đây nhé!
Filler là gì?
Filler (chất làm đầy) là một giải pháp làm đẹp hiện đại chứa thành phần chính là Hyaluronic Acid. Tiêm filler không chỉ mang lại làn da căng bóng, mịn màng mà còn là chìa khóa để định hình các đường nét gương mặt, nói không với dao kéo. Các ứng dụng nổi bật của filler đó là: nâng cao sống mũi, làm đầy má hóp, thái dương hóp, môi nhiều rãnh nhăn, môi không cân xứng với hiệu quả tức thì.
Điểm khác biệt giữa filler và botox nằm ở cơ chế hoạt động: trong khi botox làm giảm nếp nhăn bằng cách ức chế các cơ vận động, filler lại “bơm đầy” các rãnh nhăn, nâng đỡ làn da từ bên trong, tạo nên diện mạo trẻ trung và đầy sức sống. Filler có tác dụng làm đầy những chỗ bị hóp, nõm còn botox thì làm xẹp những chỗ bị phình ra như má phính, cằm chưa thon gọn.
Đối tượng phù hợp với tiêm filler
Filler đã khẳng định vị thế là lựa chọn hàng đầu trong ngành làm đẹp nhờ tính hiệu quả và an toàn, giúp cải thiện nhan sắc tự nhiên mà không cần đến dao kéo. Một điểm mà filler được chuộng hơn phẫu thuật là vì filler có thuốc tiêm tan (enzyme), khi lỡ tiêm xong mà không thích hoặc bác sĩ tiêm xấu thì bạn hoàn toàn có thể xử lý lượng filler trong cơ thể nhanh chóng.
Filler phù hợp với nhiều đối tượng, từ người trẻ trên 18 tuổi đến phụ nữ trung niên, mang lại hiệu quả vượt trội trong các trường hợp:
- Những bạn muốn thay đổi nhẹ nhàng mà không can thiệp xâm lấn.
- Tạo sống mũi cao thẳng, khuôn mặt cân đối, hài hòa hơn.
- Lấp đầy các nếp nhăn vùng trán, khóe mắt, rãnh cười, mang lại làn da căng mịn, trẻ trung.
- Với quy trình thực hiện nhanh chóng, không nghỉ dưỡng, filler là giải pháp tuyệt vời cho những người không có thời gian chăm sóc quá cầu kỳ.
Các trường hợp không nên tiêm filler
Mặc dù filler là phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả, nhưng không phải ai cũng phù hợp để thực hiện liệu trình này. Dưới đây là các trường hợp cần tránh tiêm filler để đảm bảo an toàn và tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
- Người bị rối loạn đông máu: Những vấn đề liên quan đến khả năng đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím kéo dài sau khi tiêm.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Hiện nay, chưa có đủ nghiên cứu khẳng định filler an toàn với nhóm đối tượng này, do đó cần tránh để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
- Người mắc bệnh mạn tính: Những bệnh như đái tháo đường, tim mạch,… có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng hoặc ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
- Da dễ để lại sẹo: Với những người có cơ địa dễ bị sẹo lồi hoặc sẹo xấu, tiêm filler có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện sẹo tại vùng làm filler.
- Da đang bị viêm hoặc tổn thương: Nếu da bạn đang gặp các vấn đề như mụn bọc, phát ban, mề đay hoặc viêm da thì cần được điều trị trước khi thực hiện tiêm filler để tránh làm da trở nên nghiêm trọng hơn.
Có bầu tiêm filler được không?
Câu trả lời ngắn gọn là không. Đối với phụ nữ đang mang thai, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo không thực hiện các phương pháp thẩm mỹ, bao gồm cả tiêm filler.
Dù filler là một phương pháp thẩm mỹ nội khoa, ít xâm lấn, nhưng trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi về hormone và miễn dịch, dẫn đến nguy cơ cao về các phản ứng không mong muốn. Thêm vào đó, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào khẳng định sự an toàn tuyệt đối của filler đối với thai nhi.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai được khuyến cáo tránh bất kỳ hình thức thẩm mỹ nào, dù là nội khoa hay ngoại khoa, trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu hãy đợi sau khi sinh và kết thúc giai đoạn cho con bú để cân nhắc thực hiện các liệu trình làm đẹp an toàn và hiệu quả hơn.
Đang cho con bú tiêm filler được không?
Cũng giống như giai đoạn mang thai, thời kỳ cho con bú là khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm đối với cả mẹ và bé. Dù nhu cầu làm đẹp sau khi sinh nở là hoàn toàn chính đáng, nhưng việc tiêm filler khi đang cho con bú không được khuyến khích.
Các nhà sản xuất đều ghi rõ trên bao bì rằng filler chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định filler ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo tránh sử dụng để đảm bảo an toàn tối đa.
Sau sinh, cơ thể người mẹ cần thời gian phục hồi. Bất kỳ tác động ngoại lai nào dù nhỏ như tiêm filler, cũng có thể gây ra những phản ứng không mong muốn do cơ thể chưa ổn định hoàn toàn. Trong thời gian bú mẹ, trẻ hấp thụ mọi dưỡng chất từ sữa nên cần kiêng để bé được phát triển toàn diện.
Trong giai đoạn mang bầu hay cho con bú đều không được tiêm filler, vậy khi nào thì nên tiêm filler? Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các phương pháp làm đẹp, bao gồm cả tiêm filler, sau khi bé cai sữa hoàn toàn (khoảng 6 tháng).
Tiêm filler xong mới phát hiện mình mang thai thì nên làm gì?
Việc phát hiện mang thai sau khi tiêm filler là tình huống không mong muốn nhưng không phải không có cách xử lý. Dưới đây là các lưu ý bạn cần thực hiện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi:
Đến gặp bác sĩ ngay
Hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa sản để được kiểm tra toàn diện. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như xem liệu filler đã tiêm có gây ảnh hưởng gì không. Sau đó các bác sĩ là người sẽ đưa ra quyết định, hướng giải quyết tiếp theo.
Trong trường hợp tiêm filler kém chất lượng
Nếu phát sinh biến chứng hoặc tiêm phải filler không rõ nguồn gốc, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa để xử lý khẩn cấp. Các bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hoặc loại bỏ chất làm đầy để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Không tự ý sử dụng thuốc hoặc biện pháp can thiệp
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp loại bỏ filler mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, mọi tác động không đúng cách đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo dõi chặt chẽ sức khỏe thai kỳ
Dù có thực hiện can thiệp hay không, bạn cần theo dõi thai kỳ sát sao theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nếu có ý định làm đẹp và nghi ngờ mình có mang thai hay không, bạn hãy kiểm tra kỹ bằng các phương pháp y tế chính xác (như xét nghiệm máu hoặc siêu âm) trước khi thực hiện bất kỳ liệu trình nào. Phòng ngừa luôn tốt hơn xử lý hậu quả sau này.
Các loại filler trên thị trường hiện nay
Filler hiện nay có nhiều loại khác nhau, một trong những loại filler phổ biến nhất là Axit Hyaluronic (HA). Đây là một hoạt chất tự nhiên trong da, nổi bật với khả năng cấp ẩm và tăng độ đàn hồi. Với tính tương thích cao, filler HA ít gây kích ứng hoặc phản ứng đào thải, mang lại hiệu quả căng mịn tự nhiên kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Loại filler này thường được sử dụng để làm đầy môi, má hoặc cải thiện các nếp nhăn nông.
Một loại filler khác là Canxi Hydroxylapatite (CaHA), CaHA thành phần khoáng chất tự nhiên tồn tại trong xương người. Chất này có dạng bán rắn, tương tự chất khoáng tự nhiên và có khả năng phân hủy sinh học. CaHA thường được sử dụng để làm đầy các nếp nhăn sâu hơn, với hiệu quả kéo dài từ 12 đến 24 tháng. Đây là lựa chọn hàng đầu cho những bạn muốn cải thiện rãnh mũi má hoặc các vùng da cần độ đầy đặn hơn.
=> Xem thêm: Dáng môi tiêm filler đẹp, nàng đã sở hữu chưa?
Loại filler tiếp theo đó là Poly-L-Lactic Acid (PLLA) là một loại filler đặc biệt giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen tự nhiên, từ đó làm mờ các nếp nhăn sâu và cải thiện kết cấu làn da. Khác với các loại filler khác, PLLA không chỉ lấp đầy tức thì mà còn mang lại hiệu quả lâu dài nhờ cơ chế thúc đẩy tăng sinh collagen. Thời gian duy trì của PLLA kéo dài từ 9 đến 24 tháng, phù hợp với những vùng da mất thể tích nhiều.
Cuối cùng, Polymethylmethacrylate (PMMA) là một loại filler chứa các hạt vi cầu nhỏ cùng với collagen, giúp da săn chắc và căng đầy. Nhờ cấu trúc ổn định dưới da, filler PMMA được sử dụng để cải thiện độ săn chắc và khắc phục tình trạng chảy xệ, mang lại hiệu quả bền vững hơn so với các loại filler khác.
Giải pháp làm đẹp thay thế cho Filler
Mang thai là quá trình mà mọi mẹ bầu đều muốn gìn giữ vẻ đẹp của mình, nhưng vẫn cần an toàn cho bé yêu. Dưới đây là những phương pháp tự nhiên, hiệu quả và an toàn giúp bạn duy trì vẻ rạng rỡ trong suốt thai kỳ.
Chọn sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho mẹ bầu
Hãy nâng niu làn da bằng các sản phẩm dịu nhẹ, an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu. Những hóa chất có thể gây nguy hiểm cho thai nhi mà bạn cần tránh xa đó là: paraben, phthalates, retinoids. Thay vào đó, mẹ bầu nên ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên như dầu hạt nho, bơ hạt mỡ và vitamin E với công dụng cấp ẩm, nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp, rạng rỡ tự nhiên.
Dùng các bài tập giúp săn chắc da
Không cần đến phòng khám thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể giúp làn da săn chắc và giảm thiểu nếp nhăn bằng các bài tập khuôn mặt đơn giản. Những động tác như phồng má, mím môi hay nhai giả không chỉ tăng cường cơ mặt mà còn thúc đẩy lưu thông máu, mang lại vẻ tươi trẻ và đầy sức sống.
Dinh dưỡng
Vẻ đẹp bắt đầu từ bên trong và chế độ ăn lành mạnh chính là bí quyết để da mẹ bầu luôn căng mịn. Các thực phẩm giàu vitamin C, E và các chất chống oxy hóa từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein sạch luôn là lựa chọn ưu tiên.
Tham khảo ý kiến chuyên gia
Mỗi làn da đều khác nhau, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai thì làn da lại có rất nhiều những thay đổi. Đừng ngần ngại tham khảo bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc da để xây dựng một quy trình chăm sóc da cho mẹ bầu phù hợp và an toàn.
Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Giải đáp: Có bầu tiêm filler được không?”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!
Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.
Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!
Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0963.666.502
Zalo: Yansy Clinic