Bài viết của: Yansy Clinic
Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến
Xuất bản: 9 Tháng Một, 2025 | Cập nhật lần cuối: 9 Tháng Một, 2025
Mụn lẹo (mụt lẹo, lẹo mắt) là loại mụn gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải và chúng xuất hiện ở vùng mắt làm mất tự tin. Vì vậy, nhiều người khi bị mụn này thường tìm mọi cách để làm xẹp mụn lẹo nhanh chóng, hiệu quả. Trong đó có cả “cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ” mà mọi người vẫn thường hay chia sẻ, cùng Yansy Clinic tìm hiểu ngay!
Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt là một dạng viêm cấp tính xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tại các tuyến lông mi. Khi bị mụn, đôi mắt không chỉ mất thẩm mỹ mà còn kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Biểu hiện thường gặp nhất của mụn lẹo là sưng đỏ, đau nhức ở vùng mí mắt, cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Người mắc lẹo mắt thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn với ánh sáng, gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động thường nhật do thị lực suy giảm.
Mụt lẹo mắt nếu được nhận biết sớm các dấu hiệu của mụt lẹo và áp dụng biện pháp làm xẹp lẹo kịp thời thì sẽ giảm thiểu đau đớn và ngăn chặn các biến chứng đáng kể. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi mụt lẹo bắt đầu hình thành:
- Sưng nhẹ ở mí mắt, đặc biệt ở vùng gần lông mi.
- Cảm giác cộm khó chịu và chảy nước mắt, giống như có vật lạ trong mắt.
- Xuất hiện khối rắn đỏ ở vị trí đau nhức, kích thước tương đương hạt gạo.
- Mí mắt có thể chuyển sang màu đỏ hơn bình thường, kèm theo cảm giác ngứa ngáy và đau nhức rõ rệt, đặc biệt khi chớp mắt.
- Sau khoảng 3-4 ngày, mụt lẹo sẽ mưng mủ, gây đau nhức hơn trước và thường tự vỡ, giải phóng mủ ra ngoài.
- Mụt lẹo thường mọc ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm trong hoặc ngoài bờ mi mắt.
Những dạng lẹo mắt phổ biến
Lẹo mắt có mấy dạng? Câu trả lời đó là 3 dạng sau đây:
Lẹo mắt bên ngoài
Đây là dạng lẹo mắt thường thấy nhất với biểu hiện là một nốt đỏ nổi bật trên bờ mí mắt, kích thước tương đương hạt đậu và cảm giác cứng cứng khi chạm vào. Nguyên nhân lẹo mắt xuất hiện chủ yếu là do nhiễm trùng tuyến Meibomius, một tuyến nhỏ tại mí mắt có nhiệm vụ sản xuất dầu cho nước mắt.
Lẹo mắt bên trong
Loại lẹo này khó nhận biết hơn do nằm sâu ở mặt trong của mí mắt, chúng chỉ được phát hiện khi lật mí mắt lên. Biểu hiện đặc trưng của lẹo mắt bên trong là đầu mủ trắng xuất hiện trên phần kết mạc, gây đau nhức mỗi khi chớp mắt.
Đa lẹo
Đây là tình trạng nặng hơn bởi khi đó, cả hai mí mắt đều xuất hiện mụn lẹo, khiến người bệnh gặp phải cảm giác đau nhức, khó chịu nghiêm trọng và cần được thăm khám ngay trước khi mụn lẹo trở nặng.
Dù là dạng nào, nặng hay nhẹ thì lẹo mắt cũng cần được xử lý đúng cách để tránh biến chứng và giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Hãy chú ý chăm sóc vùng mắt sạch sẽ, tránh sờ tay vào mắt, và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để quá trình trị mụn lẹo diễn ra suôn sẻ.
Các nguyên nhân chính gây lẹo mắt
Có rất nhiều nguyên nhân gây lẹo mắt, nắm được những yếu tố này thì sẽ giúp bạn phòng tránh và bảo vệ đôi mắt của mình tốt hơn. Một trong số đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau đây:
- Vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu khuẩn): Đây là thủ phạm chính, chiếm tới 90-95% trường hợp mắc lẹo mắt. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào tuyến lông mi khi mắt không được vệ sinh sạch sẽ hoặc do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Viêm bờ mi: Những người đang bị viêm bờ mi có nguy cơ mắc lẹo mắt cao hơn, do vi khuẩn dễ dàng tấn công vào vùng tổn thương sẵn có.
- Căng thẳng, mất cân bằng cơ thể: Thiếu nước, căng thẳng kéo dài hoặc sự mất cân bằng hormone trong cơ thể đều có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây lẹo mắt.
- Lây nhiễm từ người khác: Dùng chung khăn mặt, gối, hoặc các vật dụng cá nhân với người bị lẹo mắt là con đường lây nhiễm chủ yếu.
- Rối loạn tiêu hóa và chế độ ăn uống không lành mạnh: Rối loạn tiêu hóa, ăn nhiều đồ cay nóng cũng góp phần gây ra lẹo mắt, do chúng có thể làm cơ thể bị nóng trong và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Dùng mỹ phẩm không đúng cách: Việc sử dụng mỹ phẩm quanh mắt nhưng không vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng, hoặc dùng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Thói quen dụi mắt: Hành động dụi mắt, nhất là khi tay chưa được vệ sinh, khiến vi khuẩn dễ dàng tiếp xúc và xâm nhập vào vùng mí mắt.
Lẹo mắt có tự khỏi không?
“Lẹo mắt có tự khỏi không?” là câu hỏi thắc mắc nhiều nhất của những người bị lẹo. Mặc dù lẹo mắt không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nó gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia nhãn khoa, lẹo mắt có khả năng tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày.
Khi mụn lẹo trưởng thành, mủ sẽ tự vỡ, tình trạng đau nhức và sưng đỏ cũng giảm dần mà không cần can thiệp y tế phức tạp. Tuy nhiên, người bệnh cần chăm sóc vùng lẹo mắt đúng cách trong thời gian này để giảm triệu chứng, biến chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nếu mụt lẹo không giảm hoặc tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và điều trị.
Cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ
Phương pháp chữa lẹo mắt bằng chỉ là một trong những cách trị bệnh dân gian độc đáo. Phương pháp này được thực hiện với những bước đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một cuộn chỉ sạch và một cốc nước nóng đã đun sôi.
Sau đó, bạn hãy xác định ngón tay cần quấn chỉ. Nếu lẹo xuất hiện ở mắt trái, bạn quấn chỉ vào ngón tay giữa của tay phải. Ngược lại, nếu lẹo ở mắt phải, chỉ sẽ được quấn vào ngón tay giữa của tay trái. Nam giới quấn chỉ 7 vòng, trong khi nữ giới quấn 9 vòng – số vòng tượng trưng cho quy tắc truyền thống của phương pháp này. Trong khi quấn, bạn hãy quấn chỉ sao cho vừa vặn với ngón tay, không quá chặt để tránh gây cản trở lưu thông máu.
Sau khi hoàn tất bước cột chỉ, bạn hãy tiếp tục bằng cách hơ đầu ngón tay đã quấn chỉ vào cốc nước nóng để ngón tay ấm lên nhưng không bị bỏng. Khi ngón tay đã ấm, nhẹ nhàng chấm đầu ngón tay này lên vùng mắt bị lẹo. Nam giới thực hiện chấm 7 lần, trong khi nữ giới thực hiện 9 lần, đây là số lần chấm như chỉ định trong kinh nghiệm dân gian.
Lưu ý trước khi áp dụng cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ
Phương pháp chữa lẹo mắt bằng cột chỉ từ lâu đã được biết đến như một mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện và không cần đến thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, người thực hiện cần lưu ý một số điểm quan trọng.
Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm áp dụng, thường là áp dụng càng sớm càng tốt. Ngay khi cảm nhận được dấu hiệu đầu tiên của lẹo mắt như sưng nhẹ hoặc ngứa, bạn hãy thực hiện ngay lập tức. Nếu mụn lẹo đã phát triển và xuất hiện mủ, phương pháp này sẽ không còn tác dụng và cần được thay thế bằng các phương pháp khác.
Không có quy định nghiêm ngặt về loại hoặc màu sắc của chỉ sử dụng. Bạn có thể chọn bất kỳ loại chỉ nào miễn là đảm bảo sạch sẽ, phù hợp để quấn vào ngón tay. Theo kinh nghiệm dân gian, khi áp dụng mẹo này nên được thực hiện trong âm thầm, không chia sẻ với quá nhiều người.
Một nét thú vị của phương pháp này đó là mối liên quan giữa “ngón tay bậy” (ngón giữa) và thói quen “nhìn bậy” được cho là nguyên nhân gây lẹo mắt trong quan niệm dân gian. Chính vì vậy, ngón giữa được chọn làm nơi quấn chỉ, mang ý nghĩa tượng trưng cho quan niệm và là một phần không thể thiếu của mẹo này.
Khi bị mụn lẹo, người bệnh tuyệt đối không được dùng tay chạm vào hoặc cố gắng bóp lẹo. Điều này có thể làm mụn lẹo vỡ ra, gây nhiễm trùng nghiêm trọng và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu sau một thời gian áp dụng mà không có kết quả, bạn hãy ngừng áp dụng cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ và tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa mắt gần nhất. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.
Khi bị lẹo mắt nên kiêng gì?
Mụt lẹo mắt là một tình trạng viêm nhiễm dễ gặp nhưng nếu không xử lý đúng cách, nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là các lưu ý cần kiêng khem để quá trình điều trị mụn lẹo an toàn và hiệu quả:
Giữ vệ sinh tay
Vùng mắt rất nhạy cảm và mụt lẹo là ổ viêm dễ bị tác động bởi chúng ta thường có thói quen chạm tay lên mặt, lên mắt, dụi mắt. Hãy rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi chạm vào mắt, thoa thuốc hay áp dụng các biện pháp điều trị mụn lẹo. Hành động này tuy nhỏ nhưng lại giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập và tránh viêm nặng thêm.
Tuyệt đối không nặn mụt lẹo
Nếu tự ý nặn mụt lẹo có thể khiến mủ lan rộng, gây nhiễm trùng hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn. Tốt nhất, bạn hãy để mụt lẹo tự vỡ và lành một cách tự nhiên hoặc điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Tránh trang điểm và sử dụng mỹ phẩm vào vùng mắt bị mụn lẹo
Trong thời gian bị lẹo mắt, nếu bạn trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm trên vùng mắt bị tổn thương sẽ làm chậm quá trình hồi phục, gây kích ứng và thậm chí làm ổ viêm lan rộng. Các dụng cụ trang điểm cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm, làm tái phát lẹo hoặc lây lan vi khuẩn sang các khu vực khác.
Không đeo kính áp tròng
Kính áp tròng có thể làm tăng nguy cơ lây lan ổ viêm, gây kích ứng vùng lẹo và làm bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu bắt buộc phải sử dụng, bạn hãy vệ sinh kính sạch sẽ và rửa tay kỹ trước khi đeo.
=>Xem thêm: Uống gì để trị mụn nội tiết? Gợi ý 6 loại đồ uống hiệu quả nhất
Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Mụn lẹo là gì? Cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!
Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.
Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!
Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0963.666.502
Zalo: Yansy Clinic