Bệnh Eczema: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bài viết của: Yansy Clinic

Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa da liễu | Trần Hải Yến

Xuất bản: 7 Tháng mười một, 2024 | Cập nhật lần cuối: 27 Tháng mười một, 2024

Bệnh eczema là tình trạng viêm da cơ địa rất phổ biến với các biểu hiện ngứa ngáy, tấy đỏ, bong tróc da. Căn bệnh này ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của hàng triệu người trên thế giới, trong đó có cả trẻ em nhỏ và người lớn. Hãy cùng Yansy Clinic tìm hiểu chi tiết về căn bệnh thế kỷ này nhé.

Bệnh Eczema Là Gì?

Eczema (chàm da) là một dạng viêm da cơ địa mãn tính với các đợt bùng phát tái đi tái lại. Bệnh xuất hiện với các biểu hiện đỏ da, ngứa rát, khô da và thậm chí gây ra nứt nẻ hoặc lở loét đặc biệt là vào mùa đông. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, eczema là bệnh da liễu thường gặp nhất trong độ tuổi này, nhưng người lớn cũng có tỷ lệ mắc cao không kém.

Eczema có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là ở khuôn mặt, cánh tay, lòng bàn tay cho đến chân, lòng bàn chân. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng eczema gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh Eczema thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân
Bệnh Eczema thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân

Các Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Eczema

Triệu chứng của eczema nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận thấy của chàm da:

  • Da bị tấy đỏ và sưng: Ở những người mắc eczema, làn da tại khu vực bị viêm thường có màu đỏ rực, kèm theo cảm giác nóng khi chạm vào, sưng và ngứa rát. Triệu chứng này đặc biệt gây khó chịu khi người bệnh phải tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Mụn nước li ti: Khi bệnh nặng hơn, các vùng da tấy đỏ thường xuất hiện mụn nước nhỏ li ti. Những mụn nước này chứa dịch trong và có thể vỡ ra nếu có ma sát, dẫn đến nhiễm trùng (bội nhiễm) nếu không được chăm sóc đúng cách.
  • Da bị chảy dịch và đóng vảy: Khi các mụn nước vỡ, dịch vàng hoặc trong sẽ rỉ ra, tạo thành các mảng da dày đóng vảy. Sau một thời gian, lớp vảy này sẽ bong ra, để lại lớp da mới mỏng và bóng hơn.
  • Da khô và dễ bong tróc: Da bị eczema thường khô và nứt nẻ, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Lớp da này dễ bong tróc, đặc biệt khi bị ma sát hoặc tiếp xúc với không khí khô như mùa đông ở miền Bắc.
Da bị tấy đỏ và sưng
Da bị tấy đỏ và sưng 

 

Nguyên Nhân Gây Bệnh Eczema

Eczema là một bệnh da liễu mãn tính do nhiều yếu tố gây ra. Yếu tố chính của bệnh đó chính là do cơ địa, bởi vậy Eczema còn được gọi là viêm da cơ địa. Một số nguyên nhân khác gây bệnh chàm da bao gồm:

  • Di truyền: Eczema là bệnh lý có tính chất di truyền, nếu tiền sử gia đình có người mắc eczema thì nguy cơ mắc bệnh của những người này cũng sẽ cao hơn các đối tượng khác.
  • Da khô: Da khô khiến hàng rào bảo vệ của da dễ bị tổn thương, từ đó vi khuẩn và các tác nhân kích ứng dễ dàng xâm nhập, gây ra phản ứng viêm.
  • Ma sát thường xuyên: Khi da bị ma sát như khi da tiếp xúc với quần áo, có thể gây ra những vết trầy nhỏ. Dù không chảy máu, nhưng các vết trầy này làm da dễ bị tổn thương và phát triển các triệu chứng eczema.
  • Đổ mồ hôi nhiều: Ở những vùng da đổ nhiều mồ hôi như nách, cổ, độ ẩm tích tụ có thể gây kích ứng, làm bùng phát eczema. Mồ hôi cũng làm mất cân bằng độ ẩm, khiến da dễ ngứa và bị tổn thương.
  • Nhiệt độ: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh đều là yếu tố kích thích, làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, từ đó dễ dẫn đến bùng phát eczema.
  • Căng thẳng và stress: Stress ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và nội tiết tố, gây ra tình trạng viêm trên toàn cơ thể, trong đó có cả bề mặt da. Căng thẳng hay trải qua một cú sốc tâm lý cũng làm tăng khả năng bùng phát eczema.
Eczema gây khó chịu và ngại tiếp xúc cho người bệnh
Eczema gây khó chịu và ngại tiếp xúc cho người bệnh

Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Eczema

Quá trình điều trị eczema cần sự kiên nhẫn và phối hợp từ người bệnh lẫn bác sĩ. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

Điều trị tại nhà

Các phương pháp điều trị tại nhà giúp giảm nhẹ triệu chứng và mang lại làn da mịn màng hơn. 

  • Dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm hoặc sáp dưỡng giúp duy trì độ ẩm cho da, bảo vệ làn da khỏi tác nhân gây hại. Dưỡng ẩm thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa và tăng tốc độ lành vết thương.
  • Thuốc hydrocortisone và thuốc kháng histamin: Hydrocortisone giúp giảm sưng, ngứa và viêm da. Các loại thuốc này nên được sử dụng theo chỉ dẫn và không kéo dài quá 7 ngày để tránh tác dụng phụ. Thuốc kháng histamin cũng có thể giúp giảm ngứa trong những trường hợp bệnh nhân bị khó chịu vào ban đêm.
  • Đắp gạc ướt: Gạc ướt có tác dụng làm dịu da, giảm viêm và sưng, đặc biệt hữu ích cho những vùng da dễ bị nhiễm trùng.
  • Giảm stress: Thư giãn, tập thiền và hít thở sâu là những cách giảm stress hiệu quả, giúp giảm nguy cơ bùng phát eczema.
Dưỡng ẩm đều đặn khi mắc viêm da cơ địa
Dưỡng ẩm đều đặn khi mắc viêm da cơ địa

Điều trị bằng thuốc

Khi các triệu chứng nặng hơn, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chuyên dụng như:

  • Thuốc corticosteroid dạng kem hoặc mỡ: Thuốc bôi chứa corticosteroid giúp giảm viêm nhanh chóng, làm dịu các triệu chứng eczema cấp tính.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp vùng da bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng.
  • Quang trị liệu: Sử dụng ánh sáng cực tím để giảm viêm và kiểm soát triệu chứng, đây là phương pháp thay thế với những trường hợp eczema không mang lại kết quả tốt với các phương pháp điều trị thông thường.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Đối với các trường hợp dai dẳng và không đáp ứng với các loại thuốc thông thường, bác sĩ có thể xem xét các loại thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate hoặc Cyclosporine. Những loại thuốc này cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ.

Phòng Ngừa Eczema Tái Phát

Phòng ngừa tái phát eczema là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hữu ích:

  • Dưỡng ẩm đều đặn: Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng không hương liệu và không chứa chất bảo quản mạnh để giảm nguy cơ kích ứng. Ví dụ: dầu oliu, dầu dừa, mỡ trăn,…
  • Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh: Xà phòng, chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh có thể làm da mất đi lớp dầu tự nhiên, làm khô và dễ gây bùng phát eczema.
  • Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm: Tránh để da tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt, sử dụng máy tạo độ ẩm trong những ngày hanh khô để duy trì độ ẩm cho da.
  • Quản lý căng thẳng: Tập luyện thể thao, yoga, hoặc thiền đều đặn giúp giảm căng thẳng và điều hòa hệ miễn dịch, giảm nguy cơ tái phát.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp: Tránh sử dụng quần áo làm từ chất liệu dễ gây kích ứng như len hoặc vải thô, thay vào đó bạn nên mặc quần áo mềm, thoáng khí.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Ngủ đủ giấc, ăn nhiều chất xơ, bổ sung Vitamin C, tăng cường thực phẩm probiotic và prebiotic giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho da.
Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh
Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa mạnh

Mẹo Chăm Sóc Da Hằng Ngày Khi Mắc Eczema

Để duy trì làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh eczema bùng phát, bạn cần chăm sóc da hàng ngày theo cách riêng. Bỏ túi ngay một số mẹo hữu ích bao gồm:

  • Sử dụng sản phẩm không chứa hương liệu: Hương liệu và chất bảo quản mạnh trong các sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng. Hãy chọn các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp cho da nhạy cảm.
  • Tránh tắm nước nóng: Nước nóng dễ làm da khô và tổn thương, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm và thời gian tắm không quá 10 phút.
  • Sử dụng khăn mềm khi lau khô: Sau khi tắm, hãy thấm khô da nhẹ nhàng thay vì chà xát mạnh.
  • Uống đủ nước: Uống ít nhất 6 ly nước mỗi ngày giúp cân bằng độ đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn, thải độc và ngăn ngừa mụn nhọt xuất hiện.
uong-nuoc-hang-ngay
Uống đủ nước

Trên đây là những chia sẻ của Yansy Clinic về chủ đề “Bệnh Eczema: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị”, mong rằng sau bài viết này chị em có thể sưu tầm thêm cho mình được những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và có thể lựa chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín!

Yansy Clinic luôn đặt trải nghiệm, quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, giúp bạn sớm có được làn da TRẺ – KHỎE – ĐẸP.

Đặt lịch ngay tại Yansy để nhận được những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại đây!

Hoặc ghé Yansy Clinic tại: Yansy Clinic số 82 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0963.666.502

Zalo: Yansy Clinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0963666502